Total Pageviews

Danh sách Blog của Tôi

Liên hệ với chúng tôi

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Những điều nên chuẩn bị trước khi mang bầu

Posted by Unknown at 13:59 0 Comments

Trước khi có ý định thai nghén, chị em nên khám sức khỏe, bổ sung axit folic, tìm hiểu tiền sử bệnh tật...Sau đây là tổng hợp 17 điều chị em cần chuẩn bị trước khi mang bầu.

1. Khám sức khỏe

Bác sĩ sẽ xem xét tổng quan tình hình sức khỏe của bạn, tiền sử bệnh gia đình và bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng. Một số loại thuốc rất nguy hiểm phải dừng sử dụng ngay trước khi bạn thụ thai, vì những chất này được lưu trữ trong chất béo của cơ thể và sẽ tích tụ ở đó, gây nguy hiểm về sau.

Bạn cũng nên thảo luận với bác sĩ về chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục và cả một vài thói quen không lành mạnh, như hút thuốc, uống rượu hay sử dụng ma túy. Hãy kiểm tra khả năng miễn dịch với một số căn bệnh như rubella, thủy đậu...

Nên khám phụ khoa, cổ tử cung, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục... nếu bạn thấy mình có nguy cơ mắc bệnh. Nhiều vợ chồng còn muốn xét nghiệm những bệnh như hồng cầu lưỡi liềm, xơ nang... dựa trên bệnh di truyền của gia đình.

 

2. Bổ sung axit folic

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên uống 400 microgram axit folic trong suốt 3 chu kỳ kinh nguyệt trước khi có em bé, hoặc ít nhất một tháng trước khi thụ thai. Uống axit folic giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh dị tật bẩm sinh, như khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống...

Bạn có thể mua bổ sung axit folic ở nhà thuốc hoặc dùng viên vitamin tổng hợp. Hãy để ý nhãn các hộp vitamin tổng hợp để đảm bảo chúng có chứa đủ 400 microgram axit folic và không nhiều hơn 770 microgram RAE vitamin A. Để chắc chắn, nên hỏi bác sĩ về những loại thuốc sẽ dùng.

3. Bỏ rượu, thuốc lá và một số loại thuốc

Nếu đang hút thuốc lá thì đây là lúc nên dừng lại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc hoặc dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non hoặc trẻ nhẹ cân. Sử dụng thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm số lượng tinh trùng đối tác của bạn. Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng đến việc mang thai.

Rượu cũng không tốt cho việc thụ thai. Uống rượu khi đang mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh và một loạt vấn đề khác cho em bé của bạn sau này.

 

 

4. Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Nên lựa chọn những thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi khỏe mạnh. Cố gắng ăn 2 chén trái cây, 1/2 chén rau mỗi ngày, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều chất như đậu, các loại hạt, nước cam, sữa chua... Những chất giàu protein, sản phẩm đậu nành, thịt... cũng rất tốt cho bạn trước khi mang thai.

5. Tránh dùng cà phê

Trong khi chưa có sự đồng thuận về việc sử dụng cà phê bao nhiêu là an toàn thì các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ thụ thai không nên sử dụng với số lượng lớn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffein nhiều sẽ giảm khả năng sinh sản, nó cũng có thể gây sẩy thai sau này. Bà bầu hạn chế dùng cà phê 200 mg mỗi ngày.

6. Kiểm tra trọng lượng cơ thể

Bạn có thể dễ dàng thụ thai nếu đang có trọng lượng ổn định, khỏe mạnh. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hoặc cao đều gây khó khăn trong việc mang thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ để đạt mục tiêu cân nặng mà bạn muốn, cố gắng không bị béo phì quá mức.

7. Chú ý khối lượng tiêu thụ cá

Nếu bạn là tín đồ của món ăn tanh này, hãy bắt đầu để ý đến số lượng ăn mỗi ngày. Cá bao gồm nhiều chất như omega-3, axit béo rất quan trọng đối với não bộ của bé và phát triển của mắt như protein, vitamin D, và các chất dinh dưỡng khác, nhưng nó cũng chứa thủy ngân có thể gây hại.

Hầu hết chuyên gia cho rằng phụ nữ mang thai nên ăn một số loại cá, tuy nhiên nên tránh những loại có hàm lượng thủy ngân cao. Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo phụ nữ độ tuổi sinh đẻ không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá kình, và ăn không quá 6 ounces (1 phần ăn) cá ngừ đóng hộp mỗi tuần.

8. Tập thể dục

Bắt đầu và cố gắng tập thể dục ngay từ bây giờ để có cơ thể khỏe mạnh, rất tốt cho việc mang bầu và cả sinh bé sau này. Đổ mồ hôi là cách tuyệt vời khiến bạn giảm căng thẳng trước và trong khi mang bầu. Một chương trình thể dục lành mạnh bao gồm bài tập khoảng 30 phút hoặc hơn, có thể đi bộ, đi xe đạp, yoga... Bạn hãy cố gắng tập đều đặn mỗi ngày trong tuần.

9. Gặp nha sĩ

Bạn đang chuyên tâm cho việc chuẩn bị có thai, nhưng đừng quên những vấn đề về răng miệng của mình. Thay đổi hormon trong quá trình mang thai có thể làm cho bạn dễ bị bệnh nướu răng. Tăng progesteron và estrogen làm cho nướu răng phản ứng với các vi khuẩn mảng bám, dẫn đến sưng đỏ, răng bị chảy máu khi bạn dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải. Việc nhai kẹo cao su thường xuyên cũng gây ra nhiều bệnh về răng miệng. Vì vậy, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra và làm sạch răng nếu bạn chưa làm trong 6 tháng qua.

 


10. Tìm hiểu tiền sử bệnh tật

Đây là vấn đề khá quan trọng trước khi mang bầu. Thử hỏi bố mẹ và người thân trong gia đình về những bệnh di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể như Down, thiếu máu hình cầu lưỡi liềm, xơ nang, chảy máu, bệnh tim, khuyết tật ống thần kinh...

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những xét nghiệm nên làm trước khi sinh hoặc thụ thai. Việc này bạn nên phối hợp đồng thời với bạn đời.

11. Kiểm tra lại  "hầu bao"

Nên xem xét lại kinh phí gia đình trước khi mang bầu và sinh con, vì đây là giai đoạn khá tốn kém. Khi nghỉ sinh bé, kinh tế gia đình sẽ bị thâm hụt nghiêm trọng, lúc đó gánh nặng sẽ phải đổ dồn lên vai người chồng. Hãy kiểm tra các loại bảo hiểm y tế, giấy tờ mà bạn được hưởng để đảm bảo quyền lợi khi sinh bé.

12. Ổn định tâm thần

Phụ nữ bị trầm cảm khó khăn gấp hai lần so với phụ nữ bình thường trong vấn đề thụ thai, bà Alice Domar, Giám đốc Trung tâm Domar cho Mind chuyên về Sức khỏe và thụ tinh ống nghiệm ở Boston cho hay. Những người có tiền sử tâm thần, trầm cảm nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu trầm cảm như mất niềm vui, cảm hứng với cuộc sống xung quanh, mất khẩu vị, cảm giác tuyệt vọng... hãy đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn.

Hai phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh trầm cảm là liệu pháp nhận thức hành vi và dùng thuốc. Nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc an toàn trong khi thụ thai và mang bầu. Bạn cũng có thể tập luyện các bài tập yoga thiền định, phương pháp đang được sử dụng để giúp những bà mẹ trầm cảm mang thai.

13. Tránh xa bệnh nhiễm trùng

Khi bạn đang cố gắng có thai, hãy tránh không để mắc bệnh nhiễm trùng. Không nên dùng các loại sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống... Những thức thẩm này tiềm ẩn vi khuẩn nguy hiểm gây ra listeriosis, một căn bệnh truyền qua thực phẩm có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.

Nhớ rửa tay thường xuyên khi chuẩn bị bữa ăn, và chắc chắn rằng tủ lạnh của bạn nhiệt độ 2-4 độ C và tủ đá bằng hoặc dưới -18 độ C để đảm bảo thức ăn tốt nhất. Lưu ý là nhớ tiêm phòng cúm trước khi mang thai, vì bệnh này sẽ đặc biệt nguy hiểm đến bé, có thể gây viêm phổi, sinh non và một số biến chứng khác.

14. Giảm thiểu rủi ro từ môi trường

Bạn không thể xóa bỏ hoàn toàn những rủi ro nguy hiểm từ môi trường, nhưng có thể hạn chế nó nhiều nhất có thể. Ví dụ những công việc liên quan đến phóng xạ hoặc hóa chất, bạn sẽ phải đặc biệt lưu ý trước khi muốn mang thai.

Ngoài ra, một số chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống có thể gây nguy hiểm cho con bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về thói quen hàng ngày của bạn, cố gắng tránh xa các mối nguy hiểm ở trong nhà cũng như nơi làm việc.

15. Sẵn sàng chịu trách nhiệm

Có một đứa con nghĩa là bạn phải học cách chịu trách nhiệm với nó suốt đời. Trước khi có thai, hãy nghĩ xem bạn đã sẵn sàng cho việc này hay chưa. Hãy thử trả lời một số câu hỏi sau: Đủ khả năng để cân bằng cuộc sống gia đình và công việc; nếu "đối tác" khác biệt về tôn giáo, cách nuôi dạy trẻ thì sẽ xử lý thế nào; có đảm bảo cho con mình một cuộc sống đầy đủ?

16. Xác định ngày rụng trứng

Một số phụ nữ chỉ nghĩ đơn giản rằng ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai là sẽ dễ dàng có em bé và để cho số phận quyết định việc khi nào mang thai. Số khác thận trọng hơn, họ theo dõi biểu đồ kinh nguyệt để xác định ngày trứng rụng tăng khả năng thụ thai.

17. Tạm biệt các dụng cụ tránh thai

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, hãy chấm dứt dùng thuốc nếu bạn muốn có em bé, lưu ý nên sử dụng hết liều để tránh chảy máu bất thường. Có thể sẽ mất vài tháng để chu kỳ kinh trở lại bình thường, tuy nhiên nhiều người vòng kinh sẽ trở lại ngay sau khi dừng uống thuốc. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn tránh thai bằng cách đặt vòng hoặc tiêm thuốc.

Một số chuyên gia khuyên rằng nên dùng bao cao su cho đến khi bạn có kinh nguyệt bình thường, đều đặn trở lại. Việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai và dễ dàng lên lịch rụng trứng, theo dõi chu kỳ.

Mayhutsua.com.vn (Theo Babycenter)

 




Avast logo

Phần mềm Avast antivirus đã kiểm tra virus cho email này.
www.avast.com


Tags:

Share This Post

Get Updates

Subscribe to our Mailing List. We'll never share your Email address.

0 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.

Blogger templates

Labels

Blogroll

Recent Articles

Labels

Blogroll

Recent News

ADCsoft.vn thiết kế website chuyên nghiệp | Thiết kế web | Seo web | Thiết kế web | Thiết kế web wordpress | Làm website | Lam website | Thiết kế website | an gi de nhieu sua | an gi de co nhieu sua | cách chăm sóc trẻ sơ sinh | cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh | cách pha sữa cho trẻ sơ sinh | Chăm sóc trẻ sơ sinh | chăm sóc trẻ sơ sinh | chăm sóc em bé sơ sinh | trẻ sơ sinh | bé sơ sinh | chăm sóc bà bầu | chuẩn bị mang thai | cách bảo quản sữa mẹ | chế độ dinh dưỡng cho bà bầu | nhung dieu can biet khi mang thai | chế độ ăn cho bà bầu | cách đắp mặt nạ | Cho con bú | cho con bu | cách cho con bú | cho con bú đúng cách | mẹ và bé | mẹ bầu | mẹ bầu | Me bau | mặt nạ nghệ | mat na nghe | nuôi con bằng sữa mẹ | nuoi con bang sua me | sữa non cho bé | sữa non cho trẻ sơ sinh | dap mat na | Lá bồ công anh | Bắp cải | tắc tia sữa | tac tia sua | chữa tắc tia sữa | cách chữa tắc tia sữa | cây đinh lăng | tác dụng của cây đinh lăng | cây đinh lăng chữa bệnh gì | lá đinh lăng có tác dụng gì | đinh lăng | lá đinh lăng | củ đinh lăng | | máy hút sữa spectra | máy hút sữa spectra | máy hút sữa | máy hút sữa | may hut sua | máy hút sữa spectra | may hut sua spectra | máy vắt sữa | máy hút sữa bằng tay | máy hút sữa bằng điện | máy hút sữa giá rẻ | spectra 9 plus | máy hút sữa spectra 9s | may hut sua spectra 9 plus | máy hút sữa spectra s1 | máy hút sữa spectra s2 | máy hút sữa spectra dew 350 | spectra s1 | spectra dew 350 | spectra 9 plus | spectra 9s | spectra m1 | spectra m2 | phụ kiện máy hút sữa | bình sữa cho bé | bình sữa | binh sua | binh sua cho be | bình trữ sữa | túi trữ sữa | binh tru sua | túi đựng sữa | dung cu hut sua | trợ ti | dụng cụ hút sữa | bình sữa tốt cho bé | các loại bình sữa cho bé | núm ti
back to top